Bối cảnh lịch sử Trận_Eylau

Vào tháng 7 năm 1806, Quốc vương Friedrich Wilhelm III nước Phổ liên kết với Hoàng đế nước Nga là Aleksandr I chống lại nền Đế chế thứ nhất Pháp của Hoàng đế Napoléon I.[25] Napoléon I đã đè bẹp một đạo quân Phổ trong trận Jena trong khi Thống chế Louis Nicolas Davout thì đại phá một đạo quân Phổ khác trong trận Auerstädt vào ngày hôm ấy, trước khi quân Phổ có thể tiếp cận với quân Nga. Vào tháng 10 năm 1806, Napoléon I ca khúc khải hoàn tiến vào kinh thành Berlin và sau đó quân Pháp lần lượt đánh bại các đạo quân Phổ còn sót lại. Duy chỉ những pháo đài Phổ như Kolberg, Danzig và Königsberg vẫn kháng chiến trong vòng vài tháng chứ quyết không đầu hàng địch thủ. Nhà vua Friedrich Wilhelm III và Hoàng hậu xinh đẹp Louise phải tháo chạy về Königsberg. Trong khi ấy, Tướng Anton-Wilhelm von L'Estocq với 15.000 binh lính đã hợp binh với Quân đội Nga.[26]

Cuối năm 1806, các đồng minh của Napoléon I là BayernWürttemberg tấn công vùng Ba Lan thuộc Phổ, và kích động dân chúng Ba Lan dấy loạn chống lại sự thống trị của Phổ. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1806, Tuyển hầu tước xứ SachsenFriedrich August - một đồng minh của Phổ - cũng theo về Napoléon I. Do đó, khi giúp người Ba Lan thiết lập Đại Công quốc Warszawa thì Napoléon I đã cử Friedrich August làm Đại Quận công xứ Warszawa. Dù thực chất Napoléon I có hoài bão sẽ đưa một thành viên của Vương triều Bonaparte lên làm vua Ba Lan, dân chúng Ba Lan nhiệt huyết đón chào ông và quân đội ông và coi họ là những anh hùng giải phóng. Sau khi tiến vào đất Ba Lan, Napoléon I đã bắt đầu mối tình của ông với một phụ nữ quý tộc Ba Lan xinh đẹp là Nữ Bá tước Maria Walewska. Tuy nhiên, tình hình sẽ khiến ông phải xuất quân ở Ba Lan trong mùa đông năm 1806 - 1807: Friedrich Wilhelm III vẫn còn chịu ảnh hưởng của Hoàng hậu Louise nên ông quyết tâm không đàm phán với kẻ xâm lược, đồng thời Quân đội Nga cũng đã tiến gần hơn đến quân Pháp vào tháng 12 năm 1806.[26]

Thêm vào đó, sĩ khí của Quân đội Pháp cũng suy sụp: họ đều bực bội và di chuyển một cách uể oải. Họ không có cơ cấu luân phiên: lính Pháp chỉ được đưa về quê nhà khi bị thương chí mạng, và cả một đơn vị chỉ có thể được đưa về chính quốc khi thể hiện rõ rệt sự bất tài vô dụng của mình. Tiếp tế lương thực thì thiếu thốn. Trong khi ấy, vào tháng 12 năm 1816, Nguyên soái Nga là Bá tước Mikhail Fedotovich Kamensky 70 tuổi dẫn khoảng 7 vạn đại quân Nga, cùng với 15.000 quân Phổ của L'Estocq thẳng tiến về Warszawa. Napoléon I bấy giờ vẫn ở Vương quốc Phổ, lập kế hoạch bẫy quân Liên minh trên dòng sông Narew, ở hướng Đông Bắc Warszawa. Tuy nhiên, quân Pháp do mất nhuệ khí trầm trọng nên không thể đánh nhanh thắng nhanh được. Thế rồi, vào ngày 26 tháng 12 năm 1806, Quân đoàn của Thống chế Jean Lannes suýt thua Quân đoàn của Tướng Theophil von Bennigsen trong trận Pultusk, song được viện binh của Davout cứu vãn.[26]

Đến thời điểm này, Kamensky cũng từ chức chỉ huy. Bennigsen, giờ đã 62 tuổi, lên nắm quyền thống lĩnhh quân Liên minh tại Ba Lan, và vào tháng 1 năm 1807 ông vạch ra kế hoạch tấn công về hướng Bắc. Cuộc xuất binh này có khả năng thành công vì Napoléon I cho rằng không ai lại đi đánh trận trong lúc tiết trời lạnh giá nên đã cho quân sĩ nghỉ đông. Hai Thống chế Michel NeyBernadotte thì ở xa về tận hướng Bắc, trong đó Bernadott chiếm phần khu vực lớn nhất và tăng viện cho các trận vây hãm DanzigKönigsberg. Trước sự tiến bước của các đội hình hàng dọc Nga - Phổ, Ney và Bernadotte lùi về hướng Nam. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1807, Napoléon ban lệnh tổng phảm công. Tuy nhiên, Bernadotte chưa nhận được bất kỳ một lệnh hội quân nào trước ngày 3 tháng 2, nên khi Napoléon đánh trận Eylau thì ông đang thực hiện cuộc hành binh 2 ngày. Thêm nữa, người Nga đã được cảnh báo về cuộc tấn công của quân Pháp.[26]

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.